• THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Những tài khoản đăng thông tin về casino, cá độ, cờ bạc, lừa đảo, hàng giả, hàng nhái, đồi trụy và những mặt hàng trái với Pháp luật Việt Nam sẽ bị Ban (khóa tài khoản và xóa bài đăng) mà không cần báo trước. Vì vậy, nếu tài khoản của bạn có những nội dung trái Pháp luật Việt Nam, vui lòng xóa những tin đó hoặc bị khóa tài khoản. Cảm ơn các bạn đã sử dụng website.

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí.

ductrong655

New member

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí đạt tiêu chuẩn​


Máy nén khí là loại máy công nghiệp luôn được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết mọi ngành nghề sản xuất hiện nay,từ bơm hơi,làm lốp xe, khai thác khoáng sản đến y tế, thực phẩm.

Do nhu cầu sử dụng và thị trường rộng lớn, đã có rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ về máy nén khí ra đời với chủng loại, kích thước, hình dáng và chất lượng khác nhau. Nhưng dù doanh nghiệp của bạn có đang sử dụng thương hiệu nào đi nữa thì điều quan trọng là vẫn cần phải có 1 quy trình bảo dưỡng máy nén khí định kỳ và đạt tiêu chuẩn để đảm bảo cho máy luôn đạt hiệu suất cao và vận hành an toàn nhất. Bài viết dưới đây, Máy nén khí Quang Minh xin được gửi đến quý bạn và quý khách hàng quy trình bảo dưỡng máy nén khí đạt tiêu chuẩn nhất.



Tác hại khi không bảo dưỡng máy nén khí

Đầu máy nén khí bị keo vì không được bảo dưỡng


Đầu máy nén khí bị keo vì không được bảo dưỡng
Nếu máy nén khí không được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra sẽ gây hỏng hóc máy tốn kém chi phí như:
Nhanh bị bào mòn máy
  • Nếu người sử dụng không thường xuyên chú ý đến việc vệ sinh, kiểm tra và thay thế các bộ phận máy, thì theo thời gian, các bộ phận bên trong máy sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Bụi bẩn và dầu thừa sẽ dần tích tụ trên các chi tiết máy, đồng thời dầu bôi trơn cũng mất đi tính hiệu quả khiến cho các bộ phận hoạt động bị mòn đi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy.
Ảnh hưởng chất lượng khí nén
  • Bỏ qua việc bảo trì máy nén khí trục vít định kỳ và việc vệ sinh máy sẽ khiến bụi bẩn và dầu thừa bị trôi vào khí nén đầu ra. Do đó, chất lượng của khí nén đầu ra cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Dừng hoạt động đột ngột
  • Không thực hiện quy trình bảo dưỡng máy nén khí trục vít sẽ làm cho máy hoạt động trong tình trạng không tốt nhất. Các bộ phận bên trong sẽ dần bị mòn và hỏng hóc.
  • Trong quá trình hoạt động, nếu không chú ý, máy dễ dàng gặp sự cố đột ngột, gây nguy hiểm cho quá trình sản xuất
Tốn nhiều điện năng
  • Hậu quả của việc bỏ qua bảo trì máy nén khí trục vít cũng có thể là việc tiêu thụ năng lượng tăng lên. Bởi vì các bộ phận hoạt động không còn hiệu quả như trước, máy phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Tại sao phải bảo dưỡng máy nén khí

  • Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy nén khí sẽ giúp phát hiện kịp thời những sự cố như hỏng trong máy nén khí và kịp thời sửa chữa, tránh tình trạng hư hỏng quá nặng dẫn đến phải thay mới làm tổn hao chi phí.
  • Máy nén khí nếu không được bảo dưỡng thường xuyên thì các linh kiện, bộ phận trong máy sẽ bị mài mòn, đóng bụi, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc
  • Ngoài ra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy nén khí sẽ giúp phát hiện kịp thời những, sự cố hay hư hỏng trong máy nén khí và kịp thời sửa chữa, tránh tình trạng hư hỏng quá nặng dẫn đến phải thay mới làm tổn hao chi phí.

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí

Sau đây là các bước bảo dưỡng máy nén khí đạt tiêu chuẩn:
Bước 1: Trước khi tiến hành, cần phải kiểm tra máy trên bo mạch điện tử, xem thời gian máy chạy, lịch sử báo lỗi để kịp thời khắc phục các lỗi máy gặp phải.
Bước 2: Thay dầu bôi trơn
Đổ dầu mới


Đổ dầu mới
Dầu bôi trơn có tác dụng bôi trơn và làm mát các chi tiết. Do vậy, nếu không được bảo trì thường xuyên có thể làm giảm hiệu suất bôi trơn, gây ra các hỏng hóc cho động cơ,… Cách thay dầu như sau:
  • Chuẩn bị dầu mới (dầu chuyên dùng cho máy nén khí chính hãng, không nên sử dụng nhiều loại máy khác nhau cho một máy).
  • Kiểm tra xem áp suất bên trong máy đã về 0 bar chưa.
  • Xả dầu cũ ra ngoài.
  • Đổ dầu mới vào bình cho đến khi đạt yêu cầu thì dừng lại

Bước 3: Vệ sinh bộ lọc gió
Lọc gió trước và sau khi thay thế


Lọc gió trước và sau khi thay thế
Sau một thời gian sử dụng, bề mặt bộ lọc khí bám nhiều bụi bẩn, cản trở luồng khí vào, làm giảm hiệu suất làm việc của máy. Do vậy, cần phải vệ sinh bộ lọc khí định kỳ thường xuyên. Cách vệ sinh bộ phận này như sau:
  • Dùng khí nén áp lực thấp thổi vào bên trong và bên ngoài của lõi lọc, đảm bảo miệng thổi cách mặt lõi lọc tầm 10mm.
  • Lần lượt thổi theo chiều từ trên xuống dưới.
  • Sau đó, gõ nhẹ lên lõi lọc xem còn bụi bẩn không. Nếu quá bẩn thì nên thay mới. Thông thường cứ sau 1000 giờ hoạt động thì thay mới bộ phận nào
Bước 4: Thay thế lọc dầu
Thay lọc dầu mới


Thay lọc dầu mới
Thông thường sẽ thay lọc dầu sau 500 giờ hoạt động đối với máy nén khí chạy lần đầu. Từ các lần kế tiếp thì sau mỗi 1000 giờ mới thay thế. Tuy nhiên, nếu máy làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, đèn báo lệch áp trước và sau sáng thì nên thay ngay lập tứC
Bước 5: Thay thế lọc tách dầu
Thay lọc tách dầu


Thay lọc tách dầu
Sau khoảng 3000 giờ sử dụng là thay bộ tách dầu mới. Tuy nhiên, nếu môi trường không tốt thì có thể thay thế sớm hơn.
Với những máy nhỏ, bộ tách dầu tách biệt với thùng dầu thì chỉ cần tháo ra rồi lắp lọc tách dầu mới như cũ là được. Nếu máy lớn, tách dầu nằm bên trong thùng dầu thì nên sử dụng cle để tháo lắp thùng dầu.
Lưu ý: Cần phải xả áp khí bên trong bình dầu qua van an toàn trước khi tháo. Cần phải chú ý đến lớp đệm cao su trên nắp thùng dầu, nếu lớp đệm này bị biến chất thì nên thay mới luôn
Bước 6: Kiểm tra động cơ
Động cơ cần được kiểm tra và vệ sinh định kỳ, thường xuyên. Nên bơm mỡ cho động cơ máy sau mỗi 2000 giờ hoạt động. Đừng quên kiểm tra và thay thế vòng bi định kỳ cho động cơ.
Bước 7: Kiểm tra dây đai
Một yếu tố quan trọng khác là đảm bảo dây đai luôn được căng đúng mức. Các dây đai cần được căng đủ để đảm bảo sự chuyển động mượt mà và cân bằng giữa các bộ phận liên kết. Thêm vào đó, độ bền và tính linh hoạt của cao su trên dây đai cũng rất quan trọng.
Bước 8
Theo thời gian, cao su trên dây đai sẽ trở nên mòn và có thể nứt ở một số điểm. Vì vậy, cần thay thế dây đai trước khi chúng mất độ căng, hoặc tệ hơn là bị kẹt.
Để đảm bảo tình trạng tốt cho dây đai, hãy bảo trì máy nén khí trục vít, kiểm tra chúng một lần mỗi tuần để đảm bảo chúng không có hiện tượng mòn. Nếu cần, điều
Hãy thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy nén khí trục vít và loại bỏ hoàn toàn dầu hoặc nước ngưng tụ có thể có trong bình chứa khí. Đồng thời, đừng quên thực hiện kiểm tra định kỳ cho van an toàn bằng lò xo trên bình chứa khí, điều này sẽ đảm bảo rằng bình chứa khí hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.
Bước 9: Bôi trơn vòng bi
Để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru, việc bôi trơn vòng bi với dầu phù hợp là vô cùng quan trọng. Nếu không có đủ dầu bôi trơn, vòng bi có thể bị gỉ sét.
Sự hình thành của gỉ sét có thể xảy ra trên bề mặt vòng bi khi chúng không được bảo vệ bởi lớp dầu bôi trơn. Khi gỉ sét hình thành, vòng bi sẽ dần chậm lại và có thể bị kẹt hoàn toàn, khiến động cơ không thể hoạt động.
Để đảm bảo sự bảo vệ và hiệu suất tốt cho động cơ máy nén khí, hãy bôi trơn vòng bi sau mỗi khoảng thời gian từ 4.000 đến 5.000 giờ hoạt động.
Điều quan trọng là kiểm tra tình trạng vòng bi đều đặn, tốt nhất là mỗi quý, trong quy trình bảo dưỡng máy nén khí trục vít, để đảm bảo chúng luôn được bảo trì bằng dầu bôi trơn đầy dủ
Bước 10: Vệ sinh két tản nhiệt
Vệ sinh két tản nhiệt
Vệ sinh két tản nhiệt
Nguyên nhân chủ yếu khiến máy nén khí bị nóng là dàn giải nhiệt tắc nghẽn nhiều bụi bẩn. Vì vậy, cần phải có kế hoạch vệ sinh giàn giải nhiệt định kỳ bằng hóa chất chuyên dụng, đảm bảo cho bộ phận này luôn sạch sẽ, duy trì hiệu suất làm việc của máy
Bước 11: Kiểm tra chạy thử máy và ghi lại kết quả
Sau khi bảo dưỡng, người dùng cần phải khởi động lại máy và kiểm tra bảng điều khiển xem thiết bị đã làm việc ổn định chưa. Đừng quên ghi lại hoạt động của máy trước và sau khi bảo dưỡn
 
Top